Nội dung huấn luyện:
Ø Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty.
Ø Giới thiệu nội quy, quy chế lao động công ty.
Ø Luật hình sự, dân sự và luật lao động
Ø Võ thuật đối kháng cơ bản.
Ø Huấn luyện công tác phòng cháy và chữa cháy.
Ø Huấn luyện các kỹ năng sơ cấp cứu.
Ø Huấn luyện kỹ năng giao tiếp khách hàng.
Ø Huấn luyện Anh văn cơ bản giao tiếp.
Ø Huấn luyện tác phong điều lệnh.
Ø Tuyên truyền đạo đức của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Ø Huấn luyện các kỹ năng sử dụng thiết bị an ninh – An toàn.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cơ bản.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ đối với từng loại hình dịch vụ.
Thời gian tái huấn luyện hàng năm đối với nhân viên cũ: 02 tuần
Nội dung huấn luyện:
Ø Kiểm tra phát hiện những kiến thức còn yếu của nhân viên.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ nâng cao.
Ø Bổ xung các kiến thức bảo vệ theo kịp nhu cầu thị trường.
Ø Huấn luyện cách sử dụng các trang thiết bị mới.
Ø Phổ biến tình hình an ninh trật tự và các mánh khóe tội phạm hiện đang xảy ra trong xã hội.
Với những chương trình đào tạo và tái đào tạo như trên. Chúng tôi tin tưởng những nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp được cung cấp cho khách hàng đã được trang bị đầy đủ những phẩm chất, trình độ nghiệp vụ tốt nhất, mang lại sự an toàn và văn hóa cho khách hàng.
Lớp tập huấn PCCC
* Tiêu lệnh chữa cháy:
- Khi sảy cháy báo động gấp.
- Cúp cầu dao điện nơi sảy cháy.
- Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt.
- Điện thoại số 114 đội chữa cháy chuyên nghiệp.
* Các loại chất chữa cháy thông dụng, tính năng và tác dụng của từng loại:
Có 5 loại chất chữa cháy thông thường, có tính năng và tác dụng khác nhau. Cụ thể là:
1. Thứ nhất là nước, thường cá sẵn trong các ao, hồ, giếng, bể chứa…có tác dụng chữa cháy:
- Dùng chữa cháy các chất rắn như gỗ, nhựa…
- Chữa cháy một số chất lỏng và chất khí cháy khi có đủ điều kiện, trong trường hợp đặc biệt phải có quyết định của chỉ huy chữa cháy.
- Nước không dùng chữa cháy các thiết bị điện, kim loại hoạt tính cao như Na, K, Ca, đất đèn… và những đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC, không sử dụng nước chữa cháy xăng, dầu khi không có đủ điều kiện.
2. Thứ hai là cát, cũng như nước, đây là vật liệu phổ biến và sử dụng đơn giản.
- Tác dụng chữa cháy của cát là làm ngạt dẫn đến ngừng trệ đám cháy, tức là tách đám cháy với oxy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn lây lan đám cháy.
- Tuy nhiên, cát phải được chuẩn bị trước ở các bể, hố cùng với các phương tiện như xô, xẻng khi cần có thể sử dụng được ngay.
3. Thứ ba là bọt chữa cháy, hiện nay có 2 loại bọt: là bọt hoà không khí và bọt nước. Tác dụng chữa cháy:
- Cách ly bề mặt giữa các chất cháy và không khí, hạn chế bốc hơi (lùa lạnh) chất cháy.
- Dùng chữa cháy chất lỏng như xăng, dầu, chữa cháy hầm dầu, đường hầm, hầm nhà…
- Không được sử dụng bọt chữa cháy để chữa cháy các thiết bị có điện, chữa cháy các kim loại có tính hoạt động cao như đất đèn và đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC.
4. Thứ tư là bột chữa cháy, bột chữa cháy được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
- Chữa cháy các chất, vật liệu rắn, chất lỏng, chất khí cháy.
- Chữa cháy các thiết bị điện, không nên sử dụng chữa cháy các thiết bị điện tử.
5. Thứ 5 là khí CO2 , khí CO2 được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
- Chữa cháy các chất lỏng, chất rắn, chất khí cháy.
- Chữa cháy điện có hiệu quả cao trong thể tích kín.
- Lưu ý: Không dùng CO2 chữa cháy các đám kim loại, kiềm thổ, đám cháy có nhiệt độ trên 1000ºC, không chữa cháy điện có hiệu điện thế: U > 380KV.
Ngoài ra, trong các đám cháy nhỏ, chất cháy và các vật liệu thông thường thì có thể sử dụng một số chất chữa cháy khác như cát, đất mịn, bạt và khăn ướt…
Cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy ban đầu
I. Bình bột chữa cháy loại xách tay
1.1. Cấu Xem tiếp
Ban Giám Đốc Công ty Việt Đức thường xuyên tiến hành kiểm tra nghiệp vụ các mục tiêu, các thành viên Ban điều hành được phân công thực hiện công tác quản lý trực tuyến tại mục tiêu, bất kể địa điểm và thời gian.Xem tiếp
Hoạt động tại các mục tiêu được kiểm tra, giám sát thông qua cơ động. Công tác cơ động được tiến hành thường xuyên và ngẫu nhiên, đảm bảo tính trung thực, độc lập tính khách quan của hệ thống quản lý nghiệp vụ.Xem tiếp