Nội dung huấn luyện:
Ø Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty.
Ø Giới thiệu nội quy, quy chế lao động công ty.
Ø Luật hình sự, dân sự và luật lao động
Ø Võ thuật đối kháng cơ bản.
Ø Huấn luyện công tác phòng cháy và chữa cháy.
Ø Huấn luyện các kỹ năng sơ cấp cứu.
Ø Huấn luyện kỹ năng giao tiếp khách hàng.
Ø Huấn luyện Anh văn cơ bản giao tiếp.
Ø Huấn luyện tác phong điều lệnh.
Ø Tuyên truyền đạo đức của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Ø Huấn luyện các kỹ năng sử dụng thiết bị an ninh – An toàn.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cơ bản.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ đối với từng loại hình dịch vụ.
Thời gian tái huấn luyện hàng năm đối với nhân viên cũ: 02 tuần
Nội dung huấn luyện:
Ø Kiểm tra phát hiện những kiến thức còn yếu của nhân viên.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ nâng cao.
Ø Bổ xung các kiến thức bảo vệ theo kịp nhu cầu thị trường.
Ø Huấn luyện cách sử dụng các trang thiết bị mới.
Ø Phổ biến tình hình an ninh trật tự và các mánh khóe tội phạm hiện đang xảy ra trong xã hội.
Với những chương trình đào tạo và tái đào tạo như trên. Chúng tôi tin tưởng những nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp được cung cấp cho khách hàng đã được trang bị đầy đủ những phẩm chất, trình độ nghiệp vụ tốt nhất, mang lại sự an toàn và văn hóa cho khách hàng.
Lớp tập huấn PCCC
* Tiêu lệnh chữa cháy:
- Khi sảy cháy báo động gấp.
- Cúp cầu dao điện nơi sảy cháy.
- Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt.
- Điện thoại số 114 đội chữa cháy chuyên nghiệp.
* Các loại chất chữa cháy thông dụng, tính năng và tác dụng của từng loại:
Có 5 loại chất chữa cháy thông thường, có tính năng và tác dụng khác nhau. Cụ thể là:
1. Thứ nhất là nước, thường cá sẵn trong các ao, hồ, giếng, bể chứa…có tác dụng chữa cháy:
- Dùng chữa cháy các chất rắn như gỗ, nhựa…
- Chữa cháy một số chất lỏng và chất khí cháy khi có đủ điều kiện, trong trường hợp đặc biệt phải có quyết định của chỉ huy chữa cháy.
- Nước không dùng chữa cháy các thiết bị điện, kim loại hoạt tính cao như Na, K, Ca, đất đèn… và những đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC, không sử dụng nước chữa cháy xăng, dầu khi không có đủ điều kiện.
2. Thứ hai là cát, cũng như nước, đây là vật liệu phổ biến và sử dụng đơn giản.
- Tác dụng chữa cháy của cát là làm ngạt dẫn đến ngừng trệ đám cháy, tức là tách đám cháy với oxy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn lây lan đám cháy.
- Tuy nhiên, cát phải được chuẩn bị trước ở các bể, hố cùng với các phương tiện như xô, xẻng khi cần có thể sử dụng được ngay.
3. Thứ ba là bọt chữa cháy, hiện nay có 2 loại bọt: là bọt hoà không khí và bọt nước. Tác dụng chữa cháy:
- Cách ly bề mặt giữa các chất cháy và không khí, hạn chế bốc hơi (lùa lạnh) chất cháy.
- Dùng chữa cháy chất lỏng như xăng, dầu, chữa cháy hầm dầu, đường hầm, hầm nhà…
- Không được sử dụng bọt chữa cháy để chữa cháy các thiết bị có điện, chữa cháy các kim loại có tính hoạt động cao như đất đèn và đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC.
4. Thứ tư là bột chữa cháy, bột chữa cháy được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
- Chữa cháy các chất, vật liệu rắn, chất lỏng, chất khí cháy.
- Chữa cháy các thiết bị điện, không nên sử dụng chữa cháy các thiết bị điện tử.
5. Thứ 5 là khí CO2 , khí CO2 được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
- Chữa cháy các chất lỏng, chất rắn, chất khí cháy.
- Chữa cháy điện có hiệu quả cao trong thể tích kín.
- Lưu ý: Không dùng CO2 chữa cháy các đám kim loại, kiềm thổ, đám cháy có nhiệt độ trên 1000ºC, không chữa cháy điện có hiệu điện thế: U > 380KV.
Ngoài ra, trong các đám cháy nhỏ, chất cháy và các vật liệu thông thường thì có thể sử dụng một số chất chữa cháy khác như cát, đất mịn, bạt và khăn ướt…
Cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy ban đầu
I. Bình bột chữa cháy loại xách tay
1.1. Cấu
Thời gian huấn luyện đối với nhân viên mới: 02 tháng
Nội dung huấn luyện:
Ø Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty.
Ø Giới thiệu nội quy, quy chế lao động công ty.
Ø Luật hình sự, dân sự và luật lao động
Ø Võ thuật đối kháng cơ bản.
Ø Huấn luyện công tác phòng cháy và chữa cháy.
Ø Huấn luyện các kỹ năng sơ cấp cứu.
Ø Huấn luyện kỹ năng giao tiếp khách hàng.
Ø Huấn luyện Anh văn cơ bản giao tiếp.
Ø Huấn luyện tác phong điều lệnh.
Ø Tuyên truyền đạo đức của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Ø Huấn luyện các kỹ năng sử dụng thiết bị an ninh – An toàn.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cơ bản.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ đối với từng loại hình dịch vụ.
Thời gian tái huấn luyện hàng năm đối với nhân viên cũ: 02 tuần
Nội dung huấn luyện:
Ø Kiểm tra phát hiện những kiến thức còn yếu của nhân viên.
Ø Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ nâng cao.
Ø Bổ xung các kiến thức bảo vệ theo kịp nhu cầu thị trường.
Ø Huấn luyện cách sử dụng các trang thiết bị mới.
Ø Phổ biến tình hình an ninh trật tự và các mánh khóe tội phạm hiện đang xảy ra trong xã hội.
Với những chương trình đào tạo và tái đào tạo như trên. Chúng tôi tin tưởng những nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp được cung cấp cho khách hàng đã được trang bị đầy đủ những phẩm chất, trình độ nghiệp vụ tốt nhất, mang lại sự an toàn và văn hóa cho khách hàng.
Lớp tập huấn PCCC
* Tiêu lệnh chữa cháy:
- Khi sảy cháy báo động gấp.
- Cúp cầu dao điện nơi sảy cháy.
- Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt.
- Điện thoại số 114 đội chữa cháy chuyên nghiệp.
* Các loại chất chữa cháy thông dụng, tính năng và tác dụng của từng loại:
Có 5 loại chất chữa cháy thông thường, có tính năng và tác dụng khác nhau. Cụ thể là:
1. Thứ nhất là nước, thường cá sẵn trong các ao, hồ, giếng, bể chứa…có tác dụng chữa cháy:
- Dùng chữa cháy các chất rắn như gỗ, nhựa…
- Chữa cháy một số chất lỏng và chất khí cháy khi có đủ điều kiện, trong trường hợp đặc biệt phải có quyết định của chỉ huy chữa cháy.
- Nước không dùng chữa cháy các thiết bị điện, kim loại hoạt tính cao như Na, K, Ca, đất đèn… và những đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC, không sử dụng nước chữa cháy xăng, dầu khi không có đủ điều kiện.
2. Thứ hai là cát, cũng như nước, đây là vật liệu phổ biến và sử dụng đơn giản.
- Tác dụng chữa cháy của cát là làm ngạt dẫn đến ngừng trệ đám cháy, tức là tách đám cháy với oxy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn lây lan đám cháy.
- Tuy nhiên, cát phải được chuẩn bị trước ở các bể, hố cùng với các phương tiện như xô, xẻng khi cần có thể sử dụng được ngay.
3. Thứ ba là bọt chữa cháy, hiện nay có 2 loại bọt: là bọt hoà không khí và bọt nước. Tác dụng chữa cháy:
- Cách ly bề mặt giữa các chất cháy và không khí, hạn chế bốc hơi (lùa lạnh) chất cháy.
- Dùng chữa cháy chất lỏng như xăng, dầu, chữa cháy hầm dầu, đường hầm, hầm nhà…
- Không được sử dụng bọt chữa cháy để chữa cháy các thiết bị có điện, chữa cháy các kim loại có tính hoạt động cao như đất đèn và đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC.
4. Thứ tư là bột chữa cháy, bột chữa cháy được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
- Chữa cháy các chất, vật liệu rắn, chất lỏng, chất khí cháy.
- Chữa cháy các thiết bị điện, không nên sử dụng chữa cháy các thiết bị điện tử.
5. Thứ 5 là khí CO2 , khí CO2 được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
- Chữa cháy các chất lỏng, chất rắn, chất khí cháy.
- Chữa cháy điện có hiệu quả cao trong thể tích kín.
- Lưu ý: Không dùng CO2 chữa cháy các đám kim loại, kiềm thổ, đám cháy có nhiệt độ trên 1000ºC, không chữa cháy điện có hiệu điện thế: U > 380KV.
Ngoài ra, trong các đám cháy nhỏ, chất cháy và các vật liệu thông thường thì có thể sử dụng một số chất chữa cháy khác như cát, đất mịn, bạt và khăn ướt…
Cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy ban đầu
I. Bình bột chữa cháy loại xách tay
1.1. Cấu tạo
Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả
1.2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình
Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.
- Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
- Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
1.3. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình bột chữa cháy
- Tính năng tác dụng:
Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
1.4. Nguyên lý chữa cháy
Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
1.5. Cách sử dụng
Khi xảy ra cháy, mang bình đến gần đám cháy, dốc ngược bình, lắc mạnh khoảng 5 -7 lần, sau đó rút chốt bảo hiểm, một tay cầm vòi phun hướng vào đám cháy, một tay mở van phun bột trùm vào ngọn lửa.
Lưu ý: Khi chữa cháy các đám cháy ngoài trời phải đứng xuôi chiều gió
1.6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng
- Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra áp lực khí nén trong bình thông qua đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đồng hồ chỉ dưới vạch giới hạn (thông thường là vạch màu đỏ) thì phải nạp lại bình.
- Để bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy, tiện sử dụng, không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá +550 C, nơi có chất ăn mòn.
- Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã hết khí thì nhất thiết phải nạp lại.
II. Bình CO2 chữa cháy loại xách tay
2.1. Cấu tạo
Vỏ bình làm bằng thép chịu áp lực cao, có dạng hình trụ, thường được sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật của bình. Phía trên miệng bình được gắn cụm van (gồm van xả, van an toàn và khoá van). Một đầu vòi phun được gắn với van xả, một đầu gắn với loa phun. Khí CO2 được nén vào bình dưới một áp suất cao nên luôn ở dạng lỏng.
2.2. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình CO2
- Tính năng tác dụng:
Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.
- Đặc tính kỹ thuật một số loại bình CO2 chữa cháy:
Đặc tính kỹ thuật
Bình CO2
của Trung Quốc
MT- 3
MT-5
- Trọng lượng toàn bình (kg)
- Trọng lượng CO2 (kg)
- Thời gian phun hết (giây)
- Tầm phun xa (m)
- Trọng lượng bình đạt yêu cầu khi kiểm tra (kg)
2.3. Nguyên lý chữa cháy
Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới - 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
2.4. Cách sử dụng
Khi xảy ra cháy, mang bình tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, khoảng cách miệng loa phun đến gốc lửa càng gần càng tốt, tay kia mở khoá van bình.
2.5. Những điều cần chú ý khi sử dụng và bảo quản bình khí CO2
- Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
- Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
- Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
- Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
- Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
- Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
VIỆT ĐỨC SECURITY - NƠI NIỀM TIN GỬI TRỌN!